Phối hợp giao lưu Văn hóa đua thuyền truyền thống với Trung tâm Văn hóa Trung Quốc

Trong sáng ngày 06/11/2023, Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội đã có cuộc họp bàn Phối hợp giao lưu Văn hóa đua thuyền truyền thống với CLB Đua thuyền Hồ Tây, qua đó mở ra cơ hội quảng bá sâu rộng bộ môn này trong tương lai không xa.

Giao lưu Văn hóa đua thuyền truyền thống với Trung tâm Văn hóa Trung Quốc

Cụ thể, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Trung Quốc – ông Trần Vạn Phát, trong sáng ngày 06/11 đã có chuyến thăm và làm việc tại Trụ sở CLB Đua thuyền Hồ Tây tại địa chỉ 292 Lạc Long Quân, Tây Hồ.

Trong cuộc họp, ông Dương Trí Thành (Chủ tịch danh dự CLB) đánh giá cao và đón nhận các ý tưởng phối hợp từ phía Trung tâm Văn hóa Trung Quốc trong việc tổ chức các hoạt động giao lưu bộ môn đua thuyền truyền thống, giữa các đội đua đến từ Trung Quốc đại lục và Thủ đô Hà Nội (Việt Nam).

Hai bên sẽ tiến hành nhiều cuộc gặp và trao đổi trong thời gian tới nhằm hiện thực hóa các chương trình, qua đó chắc chắn rằng bộ môn đua thuyền truyền thống sẽ còn được quảng bá sâu rộng đến đông đảo người dân và du khách nước ngoài một cách toàn diện hơn nữa.

Giao lưu Văn hóa đua thuyền truyền thống với Trung tâm Văn hóa Trung Quốc
Từ trái qua phải: ông Dương Trí Thành (Chủ tịch danh dự CLB Đua thuyền Hồ Tây), ông Trần Vạn Phát (GĐ TT Văn hóa Trung Quốc) và ông Đặng Đức Dũng (PCT CLB).

Về Trung tâm Văn hóa Trung Quốc

Trung tâm Văn hóa Trung Quốc (China Cultural Center) tại Hà Nội là tổ chức chính thức về văn hóa được thành lập theo hiệp định thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau. Được ký kết bởi Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ CHXHCN Việt Nam.

Sứ mệnh của trung tâm là phổ cập, hợp tác các hoạt động về văn hóa, giảng dạy và đào tạo, xúc tiến công nghiệp, xúc tiến du lịch giữa 2 quốc gia.

Ngày 12/11/2017, Tổng bí thư Ban chấp hành TW kiêm Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự lễ cắt băng khánh thành Dinh Hữu nghị Việt Trung và Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội.

Trung tâm sẽ thông qua các hoạt động giới thiệu về văn hóa Trung Quốc như: biểu diễn nghệ thuật, triển lãm văn hóa, hội thảo nghiên cứu học thuật, quảng bá du lịch và trải nghiệm văn hóa. Thúc đẩy giao lưu hợp tác văn hóa, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị của nhân dân 2 nước.

Đua thuyền truyền thống: hoạt động thể thao dân gian gắn liền với đời sống

Đua thuyền rồng là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một hoạt động thể thao dân gian gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam nói riêng và người dân các nước Đông Nam Á, Trung Quốc nói chung.

Phối hợp giao lưu Văn hóa đua thuyền truyền thống với Trung tâm Văn hóa Trung Quốc
Phối hợp giao lưu Văn hóa đua thuyền truyền thống với Trung tâm Văn hóa Trung Quốc
Phối hợp giao lưu Văn hóa đua thuyền truyền thống với Trung tâm Văn hóa Trung Quốc
Phối hợp giao lưu Văn hóa đua thuyền truyền thống với Trung tâm Văn hóa Trung Quốc
Phối hợp giao lưu Văn hóa đua thuyền truyền thống với Trung tâm Văn hóa Trung Quốc

 
Đua thuyền rồng và hình ảnh thuyền rồng trong các lễ hội dân gian mang ý nghĩa linh thiêng, trang trọng, đặc biệt. Xuất hiện trong các lễ hội thờ các vị anh hùng dân tộc, những người có công, có đức đối với đất nước, với nhân dân. Theo quan niệm dân gian, thuyền rồng chính là nơi các “Ngài” về ngự để việc cầu phúc, sức khỏe, may mắn, thành đạt của người dân được như ý.

Ở Trung Quốc, lễ hội thuyền rồng bắt nguồn sau khi nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên (340-278 TCN), tác giả của Ly Tao và Sở Từ – người nước Sở qua đời. Ông là một vị quan tài năng, một kẻ sĩ một lòng trung quân ái quốc nhưng lại bị vua Sở Tương Vương – một vị quân vương thiếu anh minh bạc đãi, quan quân trong triều đố kỵ, vu oan.

Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú Hoài Sa rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử. Từ đó, cứ vào dịp Tết Đoan ngọ (5/5) hàng năm, nhiều nơi ở Trung Quốc đã tổ chức lễ hội đua thuyền rồng, làm bánh nếp để tưởng nhớ đến nhà thơ tài hoa và đầy chí khí này.

Ở Việt Nam, đua thuyền rồng đã là một loại hình văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc ta, và hiện nay trở thành một hoạt động thể thao phổ biến, ngày càng được ưa chuộng. Đua thuyền rồng không chỉ giới hạn là một trò chơi mà còn là cách tạo dựng tinh thần đoàn kết và cạnh tranh trong một môi trường vui vẻ năng động.

Hồ Tây là một địa điểm lý tưởng để tổ chức hoạt động đua thuyền rồng mùa hè. Với không gian rộng lớn, mát mẻ, nước hồ trong xanh và không khí trong lành, hồ Tây tạo ra một bầu không khí tuyệt vời để thư giãn và thể hiện tài năng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *